Cha mẹ cần phải làm gì để chăm sóc trẻ mọc răng tốt nhất?
Mọc răng là thời điểm cực kỳ quan trọng, đánh dấu sự quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Vì thế, phát hiện dấu hiệu trẻ mọc răng sẽ giúp cho các bậc phụ huynh có điều kiện chăm sóc tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ lại tỏ ra vô cùng lúng túng trước thời điểm mọc răng của trẻ. Để ➡️➡️ Golmart giải quyết sự lo lắng đó, chúng tôi bật mí một số thông tin liên quan qua các khía cạnh sau đây.
Trẻ mọc răng sẽ có những biểu hiện gì?
Khi mọc răng, cơ thể trẻ sẽ xuất hiện khá nhiều dấu hiệu khác nhau. Để các bậc cha mẹ nắm bắt rõ hơn, chúng tôi xin liệt kê một số biểu hiện đặc trưng nhất của trẻ mọc răng như sau:
Nước dãi chảy nhiều
Khi mọc răng trẻ sẽ chảy nhiều nước dãi hơn
Đến tháng thứ 5 hoặc thứ 6, khi răng trẻ có bắt đầu phát triển sẽ kích thích lên dây thần kinh thứ 5 của não bộ khiến cho lượng nước bọt (nước dãi) của bé tiết ra và chảy nhiều hơn. Do khoang miệng của trẻ đang còn nông và nhỏ kết hợp với khả năng nuốt nước bọt chưa được phát triển hoàn thiện nên nước dãi sẽ chảy ra bên ngoài nhiều.
Sốt nhẹ
Do hệ miễn dịch có sự thay đổi khi trẻ mọc răng nên các tác nhân gây bệnh có điều kiện xâm nhập vào cơ thể một cách dễ dàng. Vì thế, trẻ sẽ có biểu hiện sốt nhẹ dưới 38.5 độ C. Do đó, cha mẹ cần theo dõi thường xuyên thân nhiệt của trẻ để có giải pháp xử lý kịp thời. Nếu trẻ sốt cao nên cho uống thuốc hạ sốt.
Bỏ bú, quấy khóc, ngủ không đủ giấc
Trẻ thường xuyên quấy khóc vô cớ khi mọc răng
Do răng mọc sẽ làm cho lợi bị đau nhức, khó chịu nên trẻ bú sữa mẹ ít, thậm chí bỏ bú sữa, thường xuyên quấy khóc vô cớ và không ngủ đủ giấc. Vì thế, ➡️➡️ Shop cho mẹ và bé khuyên các mẹ cần kéo dãn thời gian bú sữa để tạo cảm giác thèm ăn hoặc dỗ dành để các bé quên đi cảm giác khó chịu, bứt rứt ở trong người. Từ đó, trẻ sẽ ít quấy khóc và ngủ đều giấc hơn.
Xuất hiện hiện tượng ho nhẹ
Do nước dãi chảy quá nhiều nên các bé dễ bị ho. Nếu bé ho mà không đi kèm với các hiện tượng bất thường khác thì cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm vì nó dấu hiệu bình thường của trẻ khi mọc răng. Đặc biệt, ho mọc răng chỉ là ho nhẹ không ho sâu và cũng không có hiện tượng nào kèm theo.
Trẻ mọc răng sẽ như thế nào?
Hiện nay, có khá nhiều bậc làm cha mẹ thắc mắc: Trẻ mọc răng khi nào? Trẻ mọc răng nào trước? Thông thường trẻ bắt đầu giai đoạn mọc răng từ 5 – 7 tháng tuổi cho đến năm 3 tuổi với 20 chiếc răng ở cả hàm trên và hàm dưới. Thời gian mọc răng nhanh hay chậm phụ thuộc rất lớn vào cơ địa của trẻ.
Răng của trẻ sẽ mọc lần lượt như sau: Đầu tiên, răng cửa thứ nhất, hàm dưới ( 6 tháng rưỡi) và hàm trên ( 7 tháng rưỡi). Tiếp đến, răng cửa thứ hai, hàm dưới (7 tháng tuổi) và hàm trên (8 tháng tuổi) . Sau đó, răng hàm thứ nhất, hàm dưới và hàm trên (12 - 16 tháng tuổi). Rồi đến, răng nanh hàm dưới và hàm trên (16 - 20 tháng tuổi). Cuối cùng, răng hàm thứ hai hàm trên và hàm dưới (20 - 30 tháng tuổi). Răng của trẻ sẽ mọc theo từng cặp ở từng thời điểm nhất định.
Các bậc phụ huynh cần phải làm gì khi trẻ mọc răng?
Trong giai đoạn mọc răng của trẻ, bậc cha mẹ cần chú ý thực hiện một số công việc sau đây:
Sử dụng khăn hoặc vải mềm, ẩm và lạnh để làm tê nướu của trẻ. Từ đó, nướu của trẻ sẽ bớt đau hơn và khó chịu.
Massage vùng nướu để trẻ cảm thấy dễ chịu, bớt quấy khóc và bỏ bú sữa mẹ.
Dùng khăn ướt và sạch để thực hiện vệ sinh nướu, dùng bàn chải chuyên dùng cho trẻ để vệ sinh răng đã mọc.
Cha mẹ có thể cho con ăn hoặc nhai những đồ ăn khô như bánh mì sẽ khiến con thấy dễ chịu hơn trong quá trình mọc răng.
Trong trường hợp bé sốt cao vì mọc răng và luôn khó chịu cha mẹ nên nhờ đến sự hỗ trợ của các bác sĩ có chuyên môn để con luôn thấy thoải mái hơn.
Khi trẻ bắt đầu mọc răng, cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn các loại thức ăn dạng lỏng và mềm, chứa nhiều hàm lượng canxi, cần tránh thức ăn nóng hoặc lạnh trong các bữa ăn hằng ngày.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về những điều cha mẹ cần phải làm khi chăm sóc trẻ mọc răng một cách tốt nhất. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin thú vị và hữu ích dành cho bạn đọc đang quan tâm đến vấn đề này. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác cha mẹ cần truy cập vào trang web ➡️➡️ siêu thị mẹ và bé để theo dõi nhiều thông tin bổ ích có trong cuộc sống.